Cho dù bạn đang mải lắng nghe câu chuyện của bạn mình hay đang say sưa kể cho mẹ một câu chuyện mà bạn thấy thì sẽ rất khó để cuộc nói chuyện của bạn được diễn ra bình thường mà không có tiếng léo nhéo của con bên cạnh ☹️☹️
Con có thể nghĩ rằng chờ đến lượt mình nói dường như kéo dài “cả thế kỷ” (cho dù thực tế nó chỉ mất khoảng 3 phút thôi). Và sự mất kiên nhẫn của con có thể khiến con chen chân vào câu chuyện mà không hề ý thức được mình đang làm như vậy 🙈🙈
Trong khi bạn không thể mong đợi con ngồi yên xuyên suốt cả một giờ đồng hồ thì việc dạy trẻ không nói leo, ngắt lời người khác là một kỹ năng sống quan trọng. Những em bé biết cách tham gia vào cuộc trò chuyện mà không phải ngắt lời người khác, sẽ có thể thành công hơn trong việc phát triển và duy trì các mối quan hệ.
🌱🌱 VÌ SAO CON LẠI NGẮT LỜI NGƯỜI KHÁC❓
👉 Con có lúc nói leo, ngắt lời người lớn vì có thể là do con chán. Nếu bạn đang nói chuyện với người khác về một chủ đề người lớn và con không được tham gia vào cuộc trò chuyện, con có thể sẽ thường xuyên ngắt lời vì nó giống như là một nỗ lực để thỏa mãn nhu cầu trò chuyện của mình và có được sự chú ý người khác.
👉 Thỉnh thoảng cũng có những đứa trẻ có tính cách khá hấp tấp, vội vàng. Con có thể có xu hướng thốt ra những gì không liên quan đến cuộc trò chuyện. Và kết quả là, con sẽ nói chen lời người khác thay vì chờ cho đến lượt mình.
👉 Cũng có những đứa trẻ không biết phải cư xử như thế nào là phải phép. Con có thể hoàn toàn không biết gì về việc ngắt lời người khác là bất lịch sự. Khi ấy, con cần được hướng dẫn để giúp không phạm phải những điều tương tự trong tương lai.
🌱🌱 BỐ MẸ CÓ THỂ LÀM GÌ❓
✅ Làm mẫu cho con những hành động phù hợp
Một trong những cách hiệu quả nhất để dạy con không ngắt lời người khác là làm mẫu cho con những kỹ năng nói chuyện phù hợp. Nó sẽ có thể hơi khó một chút nếu bạn có một đứa trẻ thích nói, khá mau mồm mau miệng.
Chắc chắn là sẽ có lúc bạn cần phải ngắt lời con. Nhưng chính bố mẹ đối xử với con bằng sự tôn trọng và chờ cho đến lượt mình nói trong hầu hết các trường hợp sẽ giúp con hiểu được rằng ngắt lời người khác là không ổn chút nào.
🌈 Chẳng hạn con đang say sưa kể cho bạn nghe câu chuyện của mình mà bạn chưa thấy hồi kết, trong khi đó con cần phải đi giày để mình phải đi cho kịp giờ. Vậy thay vì ngắt lời con ngay lập tức, bạn có thể nhẹ nhàng nói với con rằng: “Mẹ cần phải ngắt lời con một chút vì bây giờ con cần phải đi giày để chúng ta có thể đi ngay.”
🌈 Nếu một câu chuyện con đang kể như là cách thức để con “câu giờ”, chẳng hạn như con cần phải đi ngủ thì bố mẹ cần phải nói rõ với con rằng bạn muốn nghe câu chuyện của con của con nhưng bây giờ thì không thể. Ví dụ: “Mẹ rất muốn nghe toàn bộ câu chuyện con kể nhưng bây giờ là giờ đi ngủ. Con có thể kể tiếp cho mẹ phần còn lại vào ngày mai nhé.”
✅ Đưa ra quy tắc của mình rõ ràng của mình ngay từ đầu
Hãy chắc chắn là con hiểu được rằng việc ngắt lời người khác có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc của họ và điều đó được coi là bất lịch sự. Và việc chờ cho đến lượt mình nói là cách mình thể hiện sự tôn trọng với người khác.
🌈 Nếu con quên, bố mẹ có thể nhẹ nhàng nhắc nhở con về các quy tắc, chẳng hạn: “Mẹ hiểu là con đang sốt sắng muốn nói điều gì đó với mẹ, nhưng chúng ta cũng từng nói với nhau là khi con muốn nói gì thì con cần chờ đến lượt mình”. Khi con nhớ được điều này, đừng quên khen trẻ nhé. Nếu bạn kiên nhẫn và kiên định, sớm muộn gì con cũng sẽ học được.
Một điều quan trọng không kém là cả nhà cũng cần thống nhất với nhau về các trường hợp ngoại lệ mình có thể được ngắt lời, ví dụ các trường hợp khẩn cấp...
✅ Đặt một mục tiêu hợp lý
Một đứa trẻ thường khó giữ suy nghĩ của mình trong một vài phút. Vậy nên bạn có thể cho con một số tín hiệu để con hiểu và hợp tác với mình nhưng vẫn thể hiện được rằng bạn biết mong muốn của con.
🌈 Ví dụ, bạn vỗ nhẹ đầu con sẽ có nghĩa là: “Mẹ hiểu là con đang cần mẹ” hoặc khi mình giơ 2 ngón tay lên có nghĩa là: “2 phút nữa mẹ sẽ nghe con nói.” Và nhướn lông mày của mình thì sẽ mang ý nghĩa là: “Con đang nói gì vậy?”… Bạn cần sử dụng những tín hiệu này một cách thống nhất để con có thể dễ dàng ghi nhớ.
🌈 Nhưng nếu con quên, mình vẫn có thể nhắc lại cho con và khen con khi con nhớ: “Cảm ơn vì đã ngoan ngoãn đợi mẹ!” Và cũng đừng quên giữ lời hứa của mình. Chẳng hạn khi mình nói với con là đợi 2 phút thì đừng biến nó thành 4 phút, để con biết rằng con có thể tin rằng mình sẽ giữ lời.
✅ Dạy con có những cách khác để thay thế việc ngắt lời
Nếu chỉ đơn giản nói với con rằng đợi đến lượt mình rồi mới được nói thì có thể sẽ không hiệu quả. Trẻ nhỏ thường không đủ khả năng để biết được khi nào mọi thứ có vẻ ngưng lại để mình thích hợp chen vào.
Vì vậy, thay vì nói với con rằng phải đợi cho đến khi bạn nói xong thì bạn có thể dạy một con số cách phù hợp để con có được sự chú ý của bạn.
🌈 Chẳng hạn, nếu bạn đang nói chuyện dang dở với bạn của mình và con muốn xin phép bạn ra ngoài chơi, vậy khi ấy con nên làm gì? Trong trường hợp này con có thể ra dấu bằng cách chỉ tay ra bên ngoài. Khi ấy, con có thể xin phép bạn mà không cần phải nói thành lời.